Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
BẠCH HỔ QUYỀN (Võ thuật Trung Hoa)
Trung Quốc là một nước có một nền văn minh cổ nhất hoàn cầu, mọi nguồn văn hóa Đông Phương phần lớn nhất đều phát sinh từ đó. Các bộ môn triết học, võ thuật, võ học đều được sáng tạo và trưởng thành ở Trung Quốc sau đó mới truyền sang các nước láng giềng. Riêng bộ môn võ thuật của Trung Quốc cũng đủ làm kinh động các dân tộc nhược tiểu lân bang. Ngày nay khắp năm châu người người đều hâm chuộng và luyện tập các môn Thiếu Lâm, Võ Đang, Âm Dương, Bát Quái, .v.v.. Tại Việt Nam ta, những môn trên đã trở thành quen thuộc từ lâu, duy chỉ có môn Bạch Hổ Quyền là ít người được biết tới. Sở dĩ như vậy là vì người Tàu thường vốn tính hay dấu, những võ sư không nhận nhiều đồ đệ và sự cấm đoán truyền bá rộng rãi hầu như là một vấn đề quyết định, vì vậy đã làm thất truyền một số quyền pháp kể không phải là ít. Bạch Hổ Quyền gần như ở vào trường hợp trên. May mắn thay, Bảo Bình đã học được môn quyền này và rộng rãi cho chúng ta biết một số công phu luyện tập của môn phái.
Trong thân thể con người có nhiều tử nguyệt, chẳng hạng như Bá hội nguyệt, Cự quan nguyệt, Đan điền nguyệt v.v… Nhưng trong số đó “hạ bộ” là môn tử nguyệt yếu nhược nhất.
Thật vậy, đối với các tử nguyệt khác, người giỏi võ có thể dùng ngoại công chống đỡ hoặt dùng chân khí bảo vệ. Trong khi đó một người dù khỏe mạnh hay nội, ngoại công siêu đến đâu nếu bị đánh trúng hạ bộ cũng ngã tức khắc.
Điều đó dù người không biết võ công cũng thấu rõ. Thế mà hầu hết các võ phái lại không chú ý đến điều đó, hoặc giả nếu có cũng chỉ qua loa.
Nhận thấy chỗ thiếu sót đó, một vị võ sư người Trung quốc tên Lâm đạo Thai, sau khi đã học qua nhiều môn võ và sau nhiều năm gia công nghiên cứu ông đã chế biến ra một môn võ mới, chuyên tấn công vào hạ bộ gọi là “Bạch Hổ Quyền”.
Gọi là Bạch Hổ Quyền, bởi vì nhân một hôm Lâm Đạo Thai đang đi du ngoạn trên ngọn núi nọ, bất chợt trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột khổng lồ đang giao đấu. Ông dừng lại xem. Con cọp trắng có vẻ thất thế trước một địch thủ quá to lớn.
Cuối cùng con khỉ đột chụp được con cọp và sửa soạn xé ra làm hai mảnh, thì bất đồ cọp trắng vùng dậy tát mạnh vào hạ bộ của khỉ đột. Con khỉ rú lên rồi ngã xuống chết tốt.
Lâm Đạo Thai chứng kiến cảnh đó lấy làm thích thú, nhơn đó về nhà ông đặt ra môn võ Bạch Hổ Quyền.
Trải qua nhiều năm, ngày nay Bạch Hổ Quyền hầu như không còn mấy người biết đến. Có hai lý lẽ làm cho môn võ này mỗi ngày mỗi lùi vào chỗ thất truyền trong nền võ thuật thế giới.
Thứ nhất là môn võ này có tính cách bí mật, người biết chỉ dạy cho con cháu, chớ không dạy đến người ngoài.
Thứ hai là một số người cho rằng những phương pháp tấn công vào hạ bộ là thuộc hạng “bàng môn tạ đạo”, không nên để ý học hỏi. Thật ra đã gọi là giao đấu thì bất cứ phương thức nào đem ra đánh bại đối phương vẫn được công nhận, miễn là dùng trong mục đích như tự vệ, cứu người bị áp bức. Còn nếu dùng những thế võ của môn phái “danh môn chính phái” vào việc xấu xa như sát nhân, đoạt của thì đó mới gọi là tà đạo.
Hôm nay để hiến cho các bạn yêu thích võ thuật, tôi sẽ trình bày những cách luyện công và những chiêu thức mà các võ sĩ Bạch Hổ Quyền đang khổ luyện hằng ngày.
NHỮNG CÁCH LUYỆN CÔNG
* LUYỆN QUYỀN
- Cách thứ nhất : Lấy một cái lu, không to lắm cũng không nhỏ lắm, đổ nước vào độ chừng phân nữa. Xong đứng tấn, dùng quyền đánh xuống cách mặt nước 40 phân.
Phải đánh cho thật mạnh để hơi gió từ quyền phát ra làm mặt nước xao động. Mỗi ngày tập hai lần, buổi sáng sớm lúc 5 giờ và buổi khuya lúc 12 giờ.
Phải tập trong nhiều năm, đến khi dùng quyền đánh xuống mà thấy mặt nước dậy sóng thì đã gần thành công. (Xem hình 1)
- Cách thứ nhì : Mỗi lần trước khi đi đại tiện lấy một cây đèn cầy thắp lên. Xuống tấn rồi dùng quyền đánh cho đến khi nào lửa tắt thì mới được đi.
Khởi đầu dùng cây đèn nhỏ, sau dần dần thay cây khác to hơn, đến khi cây đèn to bằng cổ tay người lớn thì công phu sắp tựu thành. (xem hình 2)
Tập hai cách trên đây, khi thành công quả đấm của bạn sẽ có một kình lực mạnh mẽ. Khi đánh trúng hạ bộ địch thủ, hắn sẽ ngã xuống chết mà bên ngoài hạ bộ không để lại một chút dấu vết gì cả.
Chú ý bí quyết của cái đánh vào hạ bộ là chỉ đánh một cái mau lẹ và nhẹ nhàng, khi gần tới mục tiêu mới vận sức vào.
* LUYỆN CHƯỞNG.
- Cách thứ nhất :
Lấy một thau cát, bốc lấy một nắm để giữa hai chưởng xoa đi xoa lại cho đến khi nào lòng bàn tay nóng và đỏ lên mới thôi.
Mỗi ngày tập nhiều lần.
Sau khi tập được hai năm thay cát bằng những hòn bi sắt và tập trong ba năm. (Xem hình 3)
- Cách thứ nhì :
Cũng tập như cách trên, nhưng thay vì dùng cát và bi sắt thì ta dùng đũa để tập. Khởi đầu dùng 34 cây đũa tre để luyện. Sau hai năm thay bằng 34 cây đũa khác bằng sắt và cũng tập trong hai năm. Mỗi ngày phải tập 10 lần.
Người luyện chưởng cách này hai bàn tay sẽ to hơn bình thường, và khi công phu tựu thành, dùng chưởng đánh vào hạ bộ đối phương, hai ba ngày sau hắn sẽ chết mà không thuốc gì cứu nổi. Chú ý : tập hai cách trên cần phải có thuốc luyện gân cốt.
Mỗi khi tập xong nhúng cả hai tay vào hũ đựng thuốc trong một phút, cho chất thuốc thấm vào da thịt. Xong lấy tay ra để tự nhiên đừng lau khô.
* LUYỆN CƯỚC.
- Cách thứ nhất :
Lấy hai khúc cây to bằng cổ chân, dài vào khoảng một thước, đóng xuống đất cách xa nhau nửa thước. Xong đâu đấy leo lên đứng như hình vẻ lấy hai phiến sắt hoặc đá nặng chừng ba, bốn ký đặt lên hai đầu gối. Đứng theo tư thế đó cho đến khi nào mỏi thì thôi.
Mỗi ngày tập ba lần vào lúc sáng, chiều, tối. theo thời gian phải tăng thêm trọng lượng, và sau vài năm luyện tập gân cốt của chân bạn sẽ cứng cáp vô cùng. (Xem hình 4)
- Cách thứ nhì :
Trong Bạch Hổ Quyền không phải bất cứ đòn nào cũng tấn công vào hạ bộ cả. Thường thường các đòn khởi đầu đều đánh vào các vị trí khác để sau đó đòn cuối cùng đánh vào hạ bộ.
Sau đây là cách luyện liên hoàn cước :
Treo một bao cát gần sát mặt đất. Dùng hai chân luân phiên đá lia lịa vào bao. Không nên đá cao mà chỉ đá vào khoảng ống quyền địch thủ. Sau một năm đá đã thật nhanh, một phút phải hằng mấy trăm cái bỏ bao đi, sẽ tập vừa đá vừa đi.
Sau khi công phu tựu thành, lúc giao đấu khi tung cước là đối phương không thể đỡ kịp ( Xem hình 5).
* LUYỆN NHÃN
Người võ sĩ Bạch Hổ Quyền thời xưa còn phải luyện mắt để phòng khi gặp địch thủ dùng Huê quyền không bị tán loạn mắt.
Đây là cách tập, mỗi ngày nhìn mặt trời, ban đầu xốn xang, nhức đấu nhức óc khó chịu. Dần dần quen, hết sợ ánh sáng, không đau mắt. khi giao đấu, đầu kiếm kích lăng xăng, đao thương một bó, con mắt vẫn không loạn.
Trên đây chỉ là một vài cách trong những cách luyện công của Bạch Hổ Quyền mà thôi. Sau đây tôi sẽ trình bày vài thế thông dụng trong Bạch Hổ Quyền.
* Đỡ và đánh khi địch thủ dùng tay.
- Thế thứ nhất : Khi địch thủ dùng tay mặt đánh vào ngực ta. Lập tức ta đưa hai tay lên đỡ và tay trái phải ở trước tay mặt. (Hình 6).
Lúc đó mặt ta sẽ trở nên trống trải, tất nhiên địch sẽ dùng tay còn lại đánh vào mặt ta. Tay trái ta gạt tay địch ra, đồng thời tràn người xuống dùng tay phải đánh vào hạ bộ của hắn. (Hình 7).
Thế thứ nhì : Ta dùng quyền đánh xuống đầu địch thủ, nếu hắn đỡ không kịp thì ta đánh luôn vào đầu hắn.(Hình 8).
Còn nếu hằn dùng hai tay đỡ kịp hai quyền của ta và định đánh hai 2 cạnh bàn tay xuống xương vai ta.(Hình 9)
Thì lập tức ta ngồi thụp xuống dùng quyền đánh mạnh vào hạ bộ hắn. (Hình 10)
* Đỡ và đánh khi địch thủ dùng chân.
- Thế thứ nhất : Địch thủ dùng chân mặt đá vào hông ta (Hình 11).
Lập tức ta dùng hai tay chụp lấy cổ chân hắn, đồng thời co đầu gối lên đánh mạnh vào ống quyển hắn (Hình 12).
Rồi lấy tay trái kéo hắn về phía ta trong lúc chân mặt ta đá mạnh vào hạ bộ hắn (Hình 13).
Thế thứ nhì :
Cũng như thế trên khi địch dùng chân mặt đá vào hông ta, (Hình 11). Ta hạ thấp mình xuống vòng tay mặt dưới chân hắn (Hình 14).
Xong xoay mình dùng cùi chỏ tay trái đánh vào hạ bộ hắn (Hình 15).
Sau khi đã lập thành thục những thế đánh đỡ, và thân thể đã cứng cáp, nhanh nhẹn. Người học Bạch Hổ Quyền sẽ tập đến “Liên Thế” tức là những thế đánh đỡ liên tiếp.
Tập liên thế rất có lợi vì nhờ đó ta có thể áp dụng những đường quyền một cách linh hoạt, không bối rối trước một địch thủ nhanh nhẹn.
Dưới đây là một liên thế đơn giản nhất và trong đó tôi sẽ gọi A là người đầu trọc, B là người kia.
- B tiến tới dùng tay chặt mạnh vào cổ A, A đưa tay mặt lên đỡ (Hình 16).
- B xoay mình dùng quyền đánh vào hạ bộ A, A đưa tay trái xuống đỡ (Hình 17).
- B đá vòng mu bàn chân mình vào ngực A và A té xuống (Hình 18).
Khi A té xuống, B định đá bồi thêm, A phản công vào hạ bộ B (Hình 19), để kết thúc trận đấu.
Trích “Nguyệt san Võ Thuật” ngày 1-2-1969.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét